@tranbaohuy29_4_1995 - Bộ Đội Cụ Hồ🇻🇳 Profile

Summary

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam 🇻🇳Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc🇻🇳

tranbaohuy29_4_1995

@tranbaohuy29_4_1995

Bộ Đội Cụ Hồ🇻🇳

@tranbaohuy29_4_1995 ‘s Videos

tranbaohuy29_4_1995
tranbaohuy29_4_1995

Bộ Đội Cụ Hồ🇻🇳

1.7K
 

Đại Tướng Võ Nguyên Giáp phát biểu tại Alger năm 1976 Cre: yt Cao Bồi Huyện Tv #sinhnhat #daituongvonguyengiap #lichsuvietnam #chutichhochiminh #quandoinhandanvietnam #cáchmangthang8thanhcong

tranbaohuy29_4_1995
tranbaohuy29_4_1995

Bộ Đội Cụ Hồ🇻🇳

4.9K
 

Hà Huy Tập sinh ngày 24/4/1906 sinh ra trong gia đình nhà nho nghèo tại làng Kim Nặc, tổng Thổ Ngọa, nay là xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Lòng yêu nước và sự trăn trở đó đã thúc giục người thanh niên yêu nước Hà Huy Tập bước vào cuộc đấu tranh cách mạng với cả bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ. Cuối năm 1925, Hà Huy Tập gia nhập Hội Phục Việt và luôn là một trong những người xả thân cho những hoạt động của Hội. Tháng 12/1928, ông được cử sang Quảng Châu (Trung Quốc) để tham gia khóa huấn luyện của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. Ấn tượng mạnh với tư tưởng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và tác phẩm Đường Cách Mệnh, Hà Huy Tập tích cực hoạt động trong Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. Ngày 19/7/1929, ông sang Liên Xô, học trường Đại học Phương Đông của Quốc tế Cộng sản ở Mátxcơva với bí danh là Xinhitrơkin. Cuối năm 1929, được kết nạp vào Đảng Cộng sản liên bang (bônsêvích) và tháng 3/1932. Ngày 12/10/1936, Hà Huy Tập triệu tập Hội nghị cán bộ để bầu Ban Chấp hành Trung ương lâm thời. Tại Hội nghị này, Hà Huy Tập chính thức được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng. Ngày Quốc tế Lao động 1/5/1938, Tổng Bí thư Hà Huy Tập bị địch bắt do có chỉ điểm và đưa về giam ở Khám lớn, Sài Gòn. Qua đời từ khi mới 35 tuổi nhưng tấm gương người chiến sĩ cộng sản kiên cường; một người lãnh đạo tận tụy, năng động; một cây bút lý luận xuất sắc của Đảng thập niên 1930; người đã chiến đấu đến giây phút cuối cùng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, cho lý tưởng cộng sản của Tổng Bí thư Hà Huy Tập cùng bao anh hùng, liệt sĩ mãi mãi in đậm trong trái tim, khối óc mỗi người dân Việt Nam. #chutichhochiminh #daituongvonguyengiap #quandoinhandanvietnam #lichsuvietnam #cáchmangthang8thanhcong

tranbaohuy29_4_1995
tranbaohuy29_4_1995

Bộ Đội Cụ Hồ🇻🇳

33.0K
 

Cách đây 78 năm, ngày 19-8-1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, đánh dấu sự thành công của cách mạng Việt Nam, đưa đất nước thoát khỏi sự áp bức bóc lột gần 100 năm của thực dân Pháp, xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. #cáchmangthang8thanhcong #quandoinhandanvietnam #chutichhochiminh #daituongvonguyengiap #lichsuvietnam

tranbaohuy29_4_1995
tranbaohuy29_4_1995

Bộ Đội Cụ Hồ🇻🇳

1.2K
 

Ông Võ Chí Công (7 tháng 8 năm 1912 – 8 tháng 9 năm 2011) tên khai sinh là Võ Toàn, bí danh Năm Công. Ông là Chủ tịch nước thứ 3 của Việt Nam (có lúc gọi là Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Việt Nam) từ năm 1987 đến năm 1992. Đồng chí Võ Chí Công là một trong những nhà lãnh đạo thực tiễn xuất sắc trong cuộc trường chinh giải phóng dân tộc. Bản lĩnh của người lãnh đạo cao cấp thể hiện nổi bật ở sự quyết đoán, năng động và dám chịu trách nhiệm trong những thời khắc có tính chuyển biến quyết định của cách mạng và chiến tranh, tận dụng triệt để thời cơ một đi không trở lại. Là người xem trọng thực tiễn, sâu sát với phong trào cách mạng, vận dụng sáng tạo kinh nghiệm, đường lối chiến tranh nhân dân, Đồng chí đã lãnh đạo quân và dân Khu 5 vượt qua những giai đoạn khó khăn. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, Đồng chí đã lãnh đạo quân và dân Khu 5 sát cánh cùng các cánh quân chủ lực giải phóng Tây Nguyên, Đà Nẵng và các tỉnh duyên hải miền Trung, làm thay đổi cục diện chiến trường, tạo đà thắng lợi cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. #chutichhochiminhmuonnam🇻🇳❤️ #lichsuvietnam #daituongvonguyengiap #quandoinhandanvietnam #thuongbinhlietsi2707

tranbaohuy29_4_1995
tranbaohuy29_4_1995

Bộ Đội Cụ Hồ🇻🇳

70.2K
 

🇻🇳Sau khi Hà Nội và miền Bắc khởi nghĩa thắng lợi, ngày 25/8, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu trở về ngoại thành Hà Nội. Chiều hôm sau, đoàn Trung ương đón Người về ở căn gác 2, nhà số 48, phố Hàng Ngang, Hà Nội để trực tiếp chỉ đạo phong trào. Người đã chủ tọa phiên họp của Thường vụ Trung ương Đảng bàn về công tác đối nội, đối ngoại và đưa ra quyết định về việc khẩn trương tổ chức lễ ra mắt chính phủ lâm thời🇻🇳 🎉Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đã trang trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân đồng bào cả nước và toàn thể nhân loại trên thế giới, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Từ đây, đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới- Kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.🎉 #lễ2_9 #quốckhanh #chutichhochiminh #daituongvonguyengiap #lichsuvietnam #quandoinhandanvietnam #cáchmangthang8thanhcong

tranbaohuy29_4_1995
tranbaohuy29_4_1995

Bộ Đội Cụ Hồ🇻🇳

461.1K
 

🇻🇳Đại tướng Võ Nguyên Giáp (tên khai sinh: Võ Giáp, bí danh: Văn) sinh ngày 25-8-1911 tại làng An Xá, nay là xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, trong một gia đình nhà nho giàu truyền thống yêu nước🇻🇳 Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng liên tục hơn 80 năm, ông đã có nhiều công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Đại tướng là người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được nhân dân yêu mến, kính trọng, bạn bè quốc tế ngưỡng mộ và là niềm tự hào của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ toàn quân. 🇻🇳Người Anh cả của QĐND Việt Nam, Tổng Tư lệnh “văn võ song toàn”, “đức tài trọn vẹn”, Đại tướng của nhân dân Võ Nguyên Giáp đã từ trần hồi 18 giờ 09 phút, ngày 4-10-2013 (tức ngày 30-8 năm Quý Tỵ), tang lễ tổ chức theo nghi thức Quốc tang và được an táng ngày 13-10 tại Vũng Chùa, đảo Yến, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình🇻🇳 💥Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ 8-1945 và khoá II-VI (1951-1991) Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương từ 8-1945 Ủy viên Bộ Chính trị khoá II-IV (1951-1980) Bí thư Quân ủy Trung ương (1946-1978) Phó thủ tướng (Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng – 9-1955 đến 8-1991) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1946-1947, 1948-1980) Đại biểu Quốc hội khoá I-VII (1946-1991) Sau khi nghỉ hưu, là Chủ tịch danh dự Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Hội Khuyến học Việt Nam, Hội Cựu giáo chức Việt Nam. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng (20-8-1992) Hai Huân chương Hồ Chí Minh (là người đầu tiên được tặng 1950; 1979) Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng (trao ngày 27-10-2010) và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế💥 #đạituongvonguyêngiap❤️ #chủtichhochiminh🍀🇻🇳 #quânđộinhândânviệtnam #anhhungdantocvietnam #SEAGames2023 #lịchsửviệtnam #vietnamtoiyeu #xuhuongtiktok

tranbaohuy29_4_1995
tranbaohuy29_4_1995

Bộ Đội Cụ Hồ🇻🇳

5.3K
 

Ngày 5-9-1962, Việt Nam và Lào chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Từ đó đến nay, quan hệ giữa hai nước không ngừng được xây dựng, vun đắp và phát triển trên mọi lĩnh vực. Quan hệ hữu nghị Việt Nam – Lào là mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện, là mối quan hệ thủy chung truyền thống, sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau cả về vật chất lẫn tinh thần. Đảng, Nhà nước hai nước Việt Nam và Lào luôn tạo điều kiện thuận lợi, hết lòng ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước. #quandoinhandanvietnam #daituongvonguyengiap #chutichhochiminh #lichsuvietnam

tranbaohuy29_4_1995
tranbaohuy29_4_1995

Bộ Đội Cụ Hồ🇻🇳

3.2K
 

Phan Châu Trinh (9/9/1872 - 24/3/1926) sinh tại phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, Đại Nam là người khởi xướng phong trào Duy Tân yêu nước. Phan Châu Trinh với chủ trương "Ỷ Pháp cầu tiến bộ" - dựa vào người Pháp đánh đổ giai cấp phong kiến, cải cách mọi mặt cho đất nước rồi mới tính đến độc lập. Ông tiến hành song song duy tân, đánh đổ chế độ phong kiến, quan trường. Ở Trung kỳ từ 1906 đến 1908, Phan Châu Trinh trực tiếp lãnh đạo phong trào Duy Tân và phong trào chống thuế. Để cổ vũ cho lối học thực nghiệp, từ năm 1906, Phan Châu Trinh cho thành lập hàng chục trường dạy chữ Quốc ngữ, chữ Pháp, văn hóa kỹ thuật, lớn nhất là trường Diên Phong. Các sĩ phu cải cách cũng rất chú trọng phát triển kinh tế, lập ra các hội buôn (lớn nhất là ở Hội An, Phan Thiết với Liên Thành thương quán nổi tiếng), kinh doanh hàng dệt vải, lâm sản (quế, chè), nông sản (gạo, ngô, sắn), hải sản... giao thương cả với nước ngoài. Hoạt động sôi động hơn cả là trên lĩnh vực tư tưởng, sinh hoạt, với khẩu hiệu để răng trắng, cắt tóc ngắn, ăn vận theo lối mới, tiến tới phê phán gay gắt biểu trưng của chế độ phong kiến như xé áo lam, giật bài ngà...Từ phong trào cắt tóc khi lan xuống nông thôn, đã dần biến thành phong trào kháng thuế của nông dân. Từ Hội An, Đại Lộc (Quảng Nam) phong trào lan xuống Phú Yên, Khánh Hòa, lan ra Hà Tĩnh, Thanh Hóa, bao vây các phủ huyện, có khi bắt cả quan chức địa phương, đòi giảm sưu thuế, thậm chí có nơi còn cướp chính quyền ở địa phương... Khi đó, phong trào đã vượt khỏi sự kiểm soát của các sĩ phu cải cách. Thực dân Pháp đã lợi dụng sự kiện này, thẳng tay đàn áp phong trào Duy Tân Trung kỳ. Một số sĩ phu bị xử chém như Trần Quý Cáp, Lê Khiết và hàng chục người bị án lưu đày ở Côn Đảo như Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế… Ở Bắc kỳ, sự ra đời Đông Kinh nghĩa thục tại Hà Nội có thể coi là sự nối dài của phong trào Duy Tân. Ở đây, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền được sự ủng hộ của Hoàng Tăng Bí, Dương Bá Trạc, Lê Đại, Võ Hoàng, Phạm Duy Tốn... học theo kinh nghiệm của Nhật Bản đã mở trường Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội, tháng 3-1907. Phong trào Duy Tân ở Nam kỳ diễn ra có vẻ lặng lẽ hơn dưới cái tên Cuộc Minh tân, tập trung vào những hoạt động kinh tế. Ngoài Sài Gòn ra, nhiều tỉnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long như Mỹ Tho, Vĩnh Long, Sa Đéc, Cần Thơ, Tây Ninh, Biên Hòa... đã mọc lên các khách sạn (Nam Trung khách sạn ở Sài Gòn, Minh Tân khách sạn ở Mỹ Tho...), các cơ sở công nghệ (dệt, làm xà phòng, may mặc...), các hội Tương tế và đặc biệt một số công ty như Minh Tân công nghệ xã, Nam Kỳ thương cuộc... Phong trào Duy Tân cải cách lắng xuống từ cuối năm 1908, sau phong trào chống thuế. Phan Châu Trinh bị thực dân Pháp bắt và đày ra Côn Đảo 3 năm. Được Hội nhân quyền Pháp can thiệp nên Ông đã được thả năm 1911, sau đó sang Pháp sinh sống và hoạt động suốt 14 năm (1911 - 1925). Tại Pháp, tháng 6-1919, Phan Châu Trinh đã cùng với Nguyễn Ái Quốc và Phan Văn Trường soạn “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” gửi Hội Nghị Véc-xay đòi một số quyền tự do, tự quyết cho dân tộc mình. Năm 1922, Khi vua Khải Định sang Pháp dự Hội chợ thuộc địa, Phan Châu Trinh đã viết “Thất điều thư” buộc tội Khải Định và khuyên vua về nước đừng làm nhục quốc thể. Cuối năm 1925, Phan Châu Trinh từ Pháp trở về Sài Gòn, sau một vài cuộc diễn thuyết, cụ lâm bệnh nặng và qua đời ngày 24-3-1926. #quandoinhandanvietnam #lichsuvietnam #daituongvonguyengiap #chutichhochiminh #kỷ niệm xưa

tranbaohuy29_4_1995
tranbaohuy29_4_1995

Bộ Đội Cụ Hồ🇻🇳

591.0K
 

🌟Ông Phạm Văn Đồng (1 tháng 3 năm 1906 – 29 tháng 4 năm 2000), bí danh Anh Tô, là Thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1976 (từ năm 1981 gọi là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) cho đến khi nghỉ hưu năm 1987. Trước đó ông từng giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1955 đến năm 1976. Ông Phạm Văn Đồng là vị Thủ tướng Việt Nam tại vị lâu nhất (1955 – 1987) và là học trò, cộng sự thân thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông có tên gọi thân mật là Tô,đây từng là bí danh của ông.Ông còn có tên gọi là Lâm Bá Kiệt khi làm Phó chủ nhiệm cơ quan Biện sự xứ tại Quế Lâm (chủ nhiệm là Hồ Học Lãm)🌟#đạitướngvõnguyêngiáp #lichsuvietnam #quânđộinhândânviệtnam #hochiminhmuonnam🇻🇳 #vietnammuonnam🇻🇳 #xuhongtiktok